Tụt sóng khi nâng mũi sụn tự thân - Nguyên nhân và cách xử trí? - Nangmuislinedep.com.vn
[ Tư vấn nâng mũi ]

Tụt sóng khi nâng mũi sụn tự thân - Nguyên nhân và cách xử trí?

Để có thể hạn chế được những biến chứng do sụn nhân tạo gây ra, nhiều chị em đã chuyển qua sử dụng các giải pháp nâng mũi sụn tự thân. Mặc dù được đánh giá là có thể mang đến những hiệu quả thẩm mỹ tối ưu như mong muốn và hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm. Thế nhưng không hẳn bất kì ai cũng đạt được hiệu quả này. Một số trường hợp khách hàng sau một thời gian sử dụng dịch vụ nâng mũi sụn tự thân thì gặp phải tình trạng tụt sóng mũi, ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ cũng như sức khỏe mũi. Vậy nguyên do gì dẫn đến tình trạng tụt sóng khi nâng mũi sụn tự thân - nguyên nhân và cách xử trí ra sao? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời cho vấn đề này nhé.

 

 

Nâng mũi sụn tự thân được thực hiện như thế nào?

 

 

Một số chị em sẽ thường lầm tưởng rằng, nâng mũi sụn tự thân sẽ sử dụng hoàn toàn chính sụn được lấy từ cơ thể của khách hàng để cải thiện những nhược điểm trên chiếc mũi của bạn. Mặc dù kĩ thuật này trước đây được sử dụng rất nhiều, thế nhưng các chuyên gia sau quá trình nghiên cứu đã nhận định rằng, việc lấy đi quá nhiều sụn tự thân có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như những bộ phận khác trên cơ thể của bạn. Không những thế được có thể đảm bảo được an toàn cho khách hàng sẽ cần một bác sĩ có tay nghề rất cao và am hiểu chuyên sâu về cấu tạo cơ thể. Chính vì những nhược điểm này khiến nâng mũi sụn tự thân được khuyến cáo không nên ứng dụng trên thị trường.

 

 

Tụt sóng khi nâng mũi sụn tự thân - Nguyên nhân và cách xử trí? - Nangmuislinedep.com.vn

 

 

Thay vào đó các bác sĩ sẽ thực hiện kĩ thuật nâng mũi sụn tự thân kết hợp sụn nhân tạo. Với phần sóng mũi của khách hàng, bác sĩ sẽ sử dụng sụn nhân tạo để cải thiện các nhược điểm trên sóng mũi như xương gồ hoặc bè đồng thời nâng cao sóng mũi của bạn. Tiếp đến sụn tự thân sẽ được sử dụng để bọc đầu mũi và dựng trụ mũi cho khách hàng. Kĩ thuật này không chỉ tiết kiệm được phần lớn sụn tự thân, hạn chế những tác động xâm lấn đến các vị trí xung quanh vùng lấy sụn mà còn cho phép bác sĩ can thiệp và chỉnh sửa toàn bộ cấu trúc mũi. Chính vì thế với những trường hợp khách hàng sở hữu chiếc mũi nhiều khuyết điểm đặc biệt ở phần đầu mũi và cánh mũi thì đây chính là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.

 

 

Tụt sóng khi nâng mũi sụn tự thân - nguyên nhân và cách xử trí?

 

 

Sụn tự thân được lấy từ chính cơ thể của khách hàng, chính vì thế loại sụn này được đánh giá là có độ tương thích gần như là tuyệt đối với cơ thể. Bạn sẽ hoàn toàn không cần lo lắng về tình trạng sụn không tương thích hay việc đào thải sụn của cơ thể. Sau khi được đưa vào khoang mũi, sụn tự thân tiếp tục được cơ thể nuôi dưỡng, bám chắc chắn vào sụn mũi và phát triển bình thường. Chính vì thế việc tụt sóng mũi sau khi thực hiện nâng mũi sụn tự thân là điều hoàn toàn không thể xảy ra.

 

Đọc tiếp bài viết: Hiểu đúng về phương pháp nâng mũi sụn tự thân

 

 

Tụt sóng khi nâng mũi bằng sụn tự thân - Nguyên nhân và cách xử trí? - Nangmuislinedep.com.vn
Tụt sóng khi nâng mũi sụn tự thân - Nguyên nhân và cách xử trí?

 

 

Tuy nhiên điều này chỉ có thể được đảm bảo nếu như lượng sụn tự thân được lấy có khối lượng phù hợp với phần đầu mũi của bạn. Điều này đòi hỏi kinh nghiệm cũng như sự tính toán chính xác của các chuyên gia trong quá trình điều trị. Với những sụn tự thân không phù hợp với vị trí trên khoang mũi, sẽ không được máu đi qua và nuôi dưỡng. Chính vì thế sẽ dần gây ra tình trạng teo sụn và dẫn đến tụt sóng mũi. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và còn ảnh hưởng trầm trọng đến thẩm mỹ mũi của mỗi khách hàng.

Với những tình trường hợp khách hàng gặp phải tình trạng tụt sóng mũi sau khi thực hiện nâng mũi sụn tự thân, điều đầu tiên bạn cần làm đó chính là nên thật bình tĩnh và tìm cho mình một địa chỉ làm đẹp chất lượng, nên ưu tiên các bệnh viện thẩm mỹ hơn là thẩm mỹ viện hoặc spa nhỏ lẻ trên thị trường. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng tìm được các bác sĩ giàu kinh nghiệm để thăm khám và tìm ra phương pháp điều trị hợp lý và phù hợp nhất. Các bác sĩ sẽ tiến hành rút sụn mũi và thực hiện những kĩ thuật nâng mũi phù hợp hơn dành cho bạn.